Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển một cách nhanh chóng, với GDP dự kiến sẽ tăng trong những năm tới. Giai đoạn tăng trưởng này mang đến những thay đổi tích cực cho người dân Việt Nam. Một trong những thay đổi tích cực đó là mức sống được cải thiện.
Bên cạnh tăng trưởng về GDP, Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng về số lượng cá nhân có giá trị ròng cao (HNI) và cá nhân có giá trị ròng cực cao (UHNI). Những cá nhân này liên tục tìm kiếm thêm các cơ hội đầu tư ra nước ngoài để gia tăng tài sản và có được chất lượng cuộc sống cao.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét nền kinh tế của Việt Nam, mức độ gia tăng của những cá nhân có giá trị ròng cao và việc họ tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới ở nước ngoài, đặc biệt là mối quan tâm ngày càng tăng đến các chương trình định cư.
Việt Nam đã trải qua sự chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bất chấp những thách thức thấy rõ về tài chính do đại dịch gây ra, nền kinh tế của Việt Nam vẫn đứng vững. Quốc gia đã vượt qua mục tiêu tăng trưởng GDP dự kiến trong năm 2022, khẳng định vị thế là nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.
Động lực chính cho sự tăng trưởng này là sự gia tăng về xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và tiêu dùng trong nước. Đất nước được hưởng lợi từ các mối quan hệ thương mại, đầu tư vững chắc, sức sản xuất phát triển mạnh mẽ. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, Việt Nam sẵn sàng để trở thành một quốc gia có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
Nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam đã tác động tích cực đến mọi mặt của xã hội, bao gồm cả khả năng tài chính của người dân Việt Nam.
Đặc biệt hơn là sự gia tăng đều đặn về số lượng của các cá nhân có giá trị ròng cao (HNI) và các cá nhân có giá trị ròng cực cao (UHNI) ở Việt Nam. Điểm chuẩn cho HNI là những cá nhân đang tích lũy giá trị ròng trên 1 triệu USD. Ngoài ra, điểm chuẩn cho UHNI là những cá nhân đang có giá trị tài sản ròng trên 30 triệu USD.
Số lượng HNI được ghi nhận ở Việt Nam đạt 19,491 vào năm 2020 và dự kiến sẽ con số sẽ vượt 25,000 vào năm 2025. Cả nước ghi nhận có khoảng 390 UHNI trong năm 2020, và dự báo sẽ tăng lên 511 vào năm 2025.
Cho dù mục đích di cư là cơ hội nghề nghiệp, nền giáo dục cho con cái, để gia tăng tài sản hay có nhiều lựa chọn về tài chính hơn, rõ ràng việc di cư của HNI và UHNI ở Việt Nam đang gia tăng và có sẽ tiếp tục trong những năm tới.
Khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, cùng với số lượng người Việt Nam tích lũy tài sản ngày càng tăng, nhiều cá nhân có giá trị ròng cao (HNI) và giá trị ròng cực cao (UHNI) đang tìm hiểu những lựa chọn cho việc đầu tư di trú. Trong số các quốc gia phổ biến nhất mà người giàu Việt Nam di cư đến có Hoa Kỳ, Canada và Úc, nhưng cũng có nhiều cá nhân đang quan tâm và hướng tầm mắt đến các quốc gia châu Âu.
Đặc biệt, các ứng viên Việt Nam chiếm 2,9% trong số các đơn xin cư trú được chấp thuận nộp cho Cơ quan Cư trú Malta kể từ năm 2016. Người Việt Nam đứng thứ hai về số đơn đã nộp và được chấp thuận. Điều này chỉ ra cho chúng ta thấy về mối quan tâm đang dần gia tăng trong việc xin thường trú tại Malta.
Chính phủ Malta đã tạo ra Chương trình Thường trú Malta, một cơ hội cư trú và đầu tư cho công dân nước thứ ba, không thuộc liên minh Châu Âu (EU), không thuộc khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) và không phải công dân Thụy Sĩ. Người nộp đơn phải chứng minh rằng họ có tổng tài sản không dưới 500,000 Euro, tối thiểu 150,000 Euro trong số đó phải là tài sản tài chính. Chính phủ nhấn mạnh quy trình thẩm định 4 cấp nghiêm ngặt để đảm bảo chỉ những người phù hợp mới được nộp đơn và mới được cấp thường trú tại Malta.
Chương trình Thường trú Nhân Malta (MPRP) là một chương trình định cư theo diện đầu tư được săn đón vì những lý do đáng thuyết phục. Người tham dự chương trình được hưởng những quyền lợi sau:
Chương trình có hai sự lựa chọn đầu tư: Đóng góp Toàn Bộ và Đóng góp Giảm.
Chương trình đóng góp Toàn Bộ yêu cầu khoản đầu tư hoặc đóng góp trực tiếp cho chính phủ 98,000 Euro và thuê bất động sản trong 5 năm ở Nam Malta hoặc Gozo với giá 10,000 Euro cho mỗi năm. Mặt khác, chương trình đóng góp Giảm yêu cầu khoản đầu tư hoặc đóng góp trực tiếp cho chính phủ 98,000 Euro, mua bất động sản và giữ trong vòng 5 năm ở Nam Malta hoặc Gozo với giá 300,000 Euro. Cả hai sự lựa chọn đều yêu cầu một khoản đóng góp từ thiện bắt buộc là 2,000 Euro cho một tổ chức phi chính phủ đã đăng ký ở Malta.
Ngoài ra cũng có lựa chọn mua hoặc thuê bất động sản ở các khu vực khác tại Malta. Giá thuê hàng năm tối thiểu là 12,000 Euro và giá mua tối thiểu là 350,000 Euro.
Với một nền kinh tế đang bùng nổ do được nhận đầu tư từ nước ngoài và chi tiêu trong nước, đây chính là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư quan tâm xem xét những gì Malta mang lại - đặc biệt là những người đến từ tầng lớp triệu phú và tỷ phú tại Việt Nam.
Các cá nhân có giá trị ròng cao và giá trị ròng cực cao không ngừng tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới ở nước ngoài để gia tăng tài sản và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Một điểm đến đang dần trở nên phổ biến chính là Malta.
Để tìm hiểu thêm về cách đạt đủ điều kiện để được thường trú tại Malta theo chương trình này, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!